Bố trí nguồn sáng cho văn phòng làm việc

Nguồn sáng thích hợp chiếu từ trái qua phải, từ sau lên trước, từ trên xuống dưới. Vì thế, phong thủy cũng rất quan tâm đến việc thiết kế chiếu sáng cho văn phòng.




Vị trí chỗ ngồi không nên đối diện với cửa sổ vì đó là nơi ánh sáng trực tiếp đi vào. Khi ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh sẽ gây hại cho mắt. Để có thể điều tiết ánh sáng, cửa sổ nên có rèm hoặc mành để hạn chế ánh nắng trực tiếp mà vẫn tạo được độ sáng cho phòng làm việc.




Phía trên đỉnh đầu không nên có đèn treo lớn. Đèn sẽ gây phản quang trên mặt bàn khi chúng ta làm việc. Như vậy vừa không có lợi cho mắt vừa thiếu tập trung khi làm việc. Mặt khác, nếu có sự cố xảy ra, đèn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể đặt đèn chiếu sáng tại bàn làm việc của mình ở vị trí phù hợp.




Nguồn sáng không đúng phong thủy gọi là “phản quang sát”. Phản quang trước đây phần lớn đều do các hồ ao bên ngoài công trình kiến trúc tạo nên. Khi gặp ánh sáng, chúng chiếu sáng vào trong phòng tạo ra phản quang sát.




Nếu phản quang của nước sông hồ chiếu vào trong phòng thì sẽ sản sinh ra sóng ảnh lay động. Nó tạo ra ánh sáng ảo trên trần nhà, khiến người làm việc khó tập trung tinh thần, thậm chí còn nảy sinh tâm lý căng thẳng.




Hiện nay, ở các đô thị, thành phố đều sử dụng kính trong việc thiết kế bức tường. Việc làm này cũng tạo ra phản quang. Phản quang từ những bức tường này vô cùng mạnh. Nó có thể phá hoại khí trường tốt vốn có trong phòng làm việc.





Để hóa giải điều này, đối với những văn phòng bình thường có thể sử dụng loại kính tối màu thay cho kính trong suốt khi lắp cửa. Ngoài ra, có thể dùng rèm, đặt chậu cây cảnh, bể cá trên bệ cửa sổ, vừa để ngăn chặn xung sát vừa tạo mỹ quan cho môi trường.

Còn chờ gì nữa mà bạn không truy cập ngay vào wedsite Sàn gỗ Đạt Thành để thao khảo thêm các mẫu nội thất văn phòng siêu hót




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điểm hạn chế cần biết của sàn gỗ công nghiệp

Cách lựa chọn màu sắc sàn gỗ kết hợp với không gian

Xu hướng lựa chọn ván sàn gỗ công nghiệp